Sân vận động hiện đại Sân_vận_động

Phân loại

Sân vận động mái vòm có các mái che. Chúng được gọi là các "sân vận động" (stadium) bởi vì kích thước của chúng đủ lớn, và chúng được thiết kế dành cho các môn thể thao ngoài trời. (Những sân được thiết kế dành cho những môn thể thao trong nhà được gọi là nhà thi đấu arena.) Nhiều sân vận động có mái che một phần, và một số sân thì có thiết kế sân cỏ có thể di chuyển.

Một sân vận động được gọi là all-seater khi nó có chỗ ngồi cho tất cả khán giả. Các sân vận động khác được thiết kế sao cho tất cả hay một số khán giả đứng xem cuộc thi đấu.

Các sân vận động chuyên dụng (term stadium) nhằm sử dụng cho một môn thể thao nhất định và những hoạt động có liên quan ví dụ như môn bóng bầu dụcbóng đá.

Kiểu dáng

Các môn thể thao đòi hỏi kích thước và hình dạng sân cỏ khác nhau. Nhiều sân vận động được thiết kế chỉ dành cho một môn thể thao trong khi một số sân vận động có thể thích hợp cho nhiều sự kiện thể thao. Các sân vận động được xây dựng riêng cho môn bóng đá thì khá phổ biến. Những sân vận động có thiết kế đa dụng thường gặp nhất thì thường kết hợp một sân cỏ bóng đá với một đường chạy xung quanh, sự kết hợp này thường là ổn, mặc dù cần có một số thay đổi. Hạn chế lớn nhất của loại sân này là khán đài cần lùi sâu vào so với sân cỏ, đặc biệt là ở hai đầu sân. Trong trường hợp của các sân vận động nhỏ hơn thì không có khán đài ở đầu sân. Khi các khán đài có ở vòng quanh đường chạy thì sân vận động có hình bầu dục. Khi một đầu sân để trống thì sân vận động có hình móng ngựa (horseshoe shape). Ba loại hình dạng sân vận động trên rất phổ biến.

Trung tâm Rogers tại Toronto là một ví dụ điển hình của một sân vận động bóng chày / ballpark.

Ở Bắc Mỹ, nơi mà bóng chàybóng bầu dục là hai môn thể thao ngoài trời phổ biến nhất, nhiều sân vận động bóng bầu dục/bóng chày đa dụng đã được xây dựng, đặc biệt là trong suốt thập niên 1960, và nhiều sân đã rất thành công.